GIẢI QUYẾT TÌNH TRẠNG THẤM DỘT TRONG XÂY DỰNG

Friday,
26/01/2024
0

Chống thấm hiện nay đóng vai trò quan trọng và ngày càng trở nên cấp thiết trong xây dựng hiện đại. Khi thi công, nhiều đơn vị thường chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề chống thấm cho công trình, dẫn đến việc thấm dột dần trở thành nỗi lo của ngành xây dựng. Vậy biện pháp giải quyết tình trạng thấm dột này là gì?

Tình trạng thấm dột là bài toán nan giải với ngành xây dựng, không chỉ ở những công trình đã sử dụng lâu năm mà cả những công trình mới được hoàn thiện đưa vào sử dụng không lâu; không chỉ ở các công trình nhỏ như nhà ở, mà cả các công trình dân dụng, công nghiệp có quy mô lớn. Cùng tìm hiểu cách xử lý,  khắc phục tình trạng thấm dột cùng Euro Paint Việt Nam nhé!

1. Nguyên nhân thấm dột

  • Chất lượng thi công kém: Thi công không đảm bảo đúng kỹ thuật và quy trình, sử dụng vật liệu không đạt chuẩn, không chống thấm hoặc kém chất lượng hay thiếu kiểm soát chặt chẽ quá trình thi công.

Chất lượng vật liệu hay thi công kém có thể gây thấm dột

  • Công trình lâu năm xuống cấp: Với thời gian, các hạng mục xây dựng như mái, tường, sàn, hệ thống thoát nước có thể bị hư hỏng, mòn, gãy nứt, dẫn đến sự thấm dột.
  • Rò rỉ của đường ống nước âm tường: Đường ống nước cấp hoặc thoát nước bên trong tường có thể bị rò rỉ, gây ẩm ướt và làm xuyên thấm qua vách tường.
  • Mái nhà, tường rạn bị nứt, trần nhà bị nứt: Rạn nứt trên mái nhà hoặc tường nhà làm tăng khả năng thấm dột khi nước mưa tiếp xúc, ngâm nước lâu ngày.
  • Do nhận thức: Thiếu nhận thức về tầm quan trọng của công tác chống thấm trong quá trình xây dựng và bảo trì công trình hoặc thiếu kinh nghiệm về cách phòng chống thấm dột hiệu quả.

2. Tác hại của thấm dột

Tác hại của thấm dột gây cho các công trình xây dựng.

  • Hư hỏng kết cấu công trình: Nước thấm vào công trình có thể làm hỏng kết cấu bê tông, giảm tính chất cơ lý của vật liệu. Thấm dột cũng có thể gây ra sự mài mòn và oxi hóa của các bộ phận kim loại trong công trình, dẫn đến sự suy yếu và hư hỏng.
  • Mất thẩm mỹ của công trình: Nước thấm vào tường, trần và sàn nhà có thể gây ra vết ố, nấm mốc và bong tróc sơn. Các vết ẩm ướt và vết nứt do thấm dột cũng làm giảm giá trị thẩm mỹ và ảnh hưởng đến vẻ đẹp của công trình.
  • Làm giảm tuổi thọ nội thất trong nhà: Nước thấm dột có thể làm hỏng các vật liệu xây dựng như gỗ, bê tông, thép, gạch men …. Đồ vật như đồ nội thất, điện tử, và các thiết bị gia đình cũng có thể bị hỏng do tác động của nước.
  • Ảnh hưởng đến sức khỏe của con người: Môi trường ẩm ướt và mốc nấm do thấm dột có thể gây ra vấn đề về sức khỏe, như dị ứng, viêm mũi, viêm phổi và các vấn đề hô hấp khác.

3. Vị trí dễ bị thấm dột nhất

Việc tìm hiểu và đánh giá các vị trí dễ bị thấm dột sẽ giúp chúng ta áp dụng các biện pháp chống thấm phù hợp để đảm bảo tính chất ngăn nước cho công trình:

  • Tầng hầm, móng, chân tường: thường tiếp xúc trực tiếp với nước ngầm, gây áp lực nước lên bề mặt và có khả năng xâm nhập vào công trình.
  • Tường, mái, sàn ban công: Những khu vực này thường tiếp xúc với môi trường bên ngoài, như mưa, gió, và nước mưa có thể xâm nhập qua các khe hở hoặc vết nứt trên bề mặt.
  • Sàn, tường, hộp kỹ thuật, bể chứa, sàn nhà, trần nhà vệ sinh, bể bơi: Những vị trí này có liên quan đến bể chứa nước hoặc nước thải, nên có khả năng xảy ra thấm dột nếu không được xử lý chống thấm đúng cách.

4. Các biện pháp xử lý

Để có thể phòng chống thấm dột hiệu quả cho ngôi nhà của bạn, có một số biện pháp quan trọng và cần thiết. Dưới đây là những cách phòng chống thấm dột tốt nhất mà bạn có thể áp dụng:

- Pha trộn các nguyên liệu có khả năng chống thấm cho công trình ngay khi mới xây: Sử dụng các vật liệu chống thấm như xi măng chống thấm, chất chống thấm polymer hoặc chất chống thấm polyurethane. Đảm bảo việc pha trộn đúng tỉ lệ hoặc thi công theo hướng dẫn của nhà sản xuất để đạt được hiệu quả tốt nhất.

- Làm mái che, tạo lớp chống thấm bên ngoài cho công trình: Xây dựng mái che chắc chắn và sử dụng vật liệu chống thấm như màng chống thấm, lớp chống thấm chuyên dụng hoặc bảo vệ bằng vật liệu chống thấm chất lượng cao. Đảm bảo các điểm nối và khuyết điểm trên mái được xử lý kỹ lưỡng, không để nước thấm vào bên trong công trình.

- Xử lý chống thấm dột khi bị nước xâm hại:

  • Đối với tường bị thấm nước:

Khi các bức tường bên ngoài bị thấm nước cục bộ, thì bước đầu tiên

– Loại bỏ lớp vôi vữa bề mặt

– Kiểm tra tìm khe hở

– Đục hồ quanh khu vực khe nứt

– Vệ sinh sạch sẽ

– Đóng lưới sắt cố định vết nứt

– Trám hồ theo tỷ lệ 1:2,5

- Xử lý vết nứt chân chim chống thấm tường

– Ngoài ra có thể một tấm keo chống thấm linh hoạt để lấp vết nứt, và sau đó sơn hoàn thiện lại cho bức tường

  • Đối với khung cửa sổ bị thấm

Biện pháp khắc phục cửa sổ bị thấm

– Đục bỏ lớp hồ quanh khung cửa. Vệ sinh sạch những lớp vôi vữa hỏng, trám lại hồ mới theo tỷ lệ 1: 2,5 quanh khung cửa sổ. Sau khi hoàn tất, dùng silicon bịt kín khe giữa các rãnh bao quanh khung cửa sổ và kính.

–  Phần trên lỗ cửa sổ nên làm hệ thống ngấn nước, để giảm thiểu những tổn hại có thể gây ra. Khi lớp sơn, vữa trên cạnh cửa bị bong ra hoặc đảo ngược nhất định phải được cải tạo lại.

  • Cách xử lý thấm nước do nguồn nước phía ngoài

– Các sàn mái, sân thượng, sân phơi,... luôn phải được tạo dốc, việc này giúp nước mưa thoát qua các miệng thu nước và tránh nước bị ngập úng hoặc đọng vũng, vốn dĩ là nguyên nhân chính gây thấm. Ngoài ra các mái bê tông thường dễ bị nứt tạo các khe hở để nước thấm qua. Do đó gia chủ cần nhanh chóng xử lý chống thấm mái bê tông bị nứt.

– Nhiều trường hợp thấm nước là do đường kính của ống thoát nước là quá nhỏ, vật liệu kém, lắp đặt không chuẩn, dẫn đến tràn, rò rỉ nước, ảnh hưởng đến một mảng tường lớn.

Vì vậy, để bảo vệ ngôi nhà ít bị thấm dột, bạn nên thường xuyên kiểm tra hệ thống ống thoát nước và nếu ống có hiện tượng nứt vỡ thì nên thay ngay. Nhất là kiểm tra ống sau những trận mưa lớn vì ống thường bị tắc nghẹt.

  • Cách chống thấm do rò rỉ đường ống

- Sự cố thấm dột này sẽ gặp nhiều ở nhà chung cư, xuất phát từ khu vực nhà vệ sinh hay bể nước của các nhà ở tầng trên. Nếu phát hiện trần chỉ mới bắt đầu bị ố vàng thì có thể dùng các loại sơn chống thấm có đặc tính khô nhanh trong một hoặc hai giờ để giải quyết vấn đề.

- Còn trong trường hợp trần bị thấm nước nhiều gây ẩm mốc. Phải khắc phục bằng cách phá bỏ lớp gạch của sàn nhà khu vực bị thấm dột. Kiểm tra toàn bộ hệ thống đường ống, nếu có hư hại cần thay thế bằng loại chất lượng tốt. Tiếp theo phủ bề mặt bằng một lớp sợi thủy tinh và keo chống thấm. Cuối cùng trét một lớp xi măng và lát gạch lại như cũ.

Với sự cố thấm dột này, cần được xử lý bởi đội ngũ có chuyên môn chứ không nên tự làm.

  • Đối với mái nhà bị nứt, dột

Xử lý, chống thấm sàn mái

- Với những mái nhà bị thấm dột nên áp dụng một số biện pháp như trám bít các vết nứt trên máng xối, ô văng, sân thượng bằng hỗn hợp vữa. Trong đó gồm có cát, xi-măng và chất chống thấm với độ dày ít nhất 1 cm.

- Kiểm tra hệ thống đường ống thoát nước, không cho nước thoát thẳng vào đỉnh, mặt tường hoặc các chỗ nối giữa mái, tường và cửa sổ. Tại điểm nứt giữa đỉnh tường và mái, nếu sử dụng phương pháp trám bít mà không đem lại hiệu quả thì dùng những tấm nhôm mỏng để che nước cho vết nứt.

- Việc thấm dột mái còn do các máng xối có lòng cạn. Khi mưa lớn nước không thoát kịp và bị tràn lên mái. Trong trường hợp này phải thay mới máng xối có lòng sâu hơn hoặc đục thêm lỗ thoát nước dưới vị trí bị tràn.

- Trường hợp mái tôn nhà bị dột. Bạn có thể thực hiện chống thấm dột bằng cách trám bít các vết nứt bằng hỗn hợp xi măng, cát và chất chống thấm. Tuy nhiên, đối với mái tôn quá cũ, tốt nhất là bạn nên thay mới. Để không làm ảnh hưởng đến toàn bộ công trình.

Xử lý mái tôn bị dột hoặc thay mới

Trên đây chúng tôi vừa giới thiệu một vài cách khắc phục thấm dột cơ bản . Hy vọng với những thông tin này bạn có thể hiểu thêm về những vấn đề liên quan đến chống thấm dột các công trình trong xây dựng. Hãy tìm những đơn vị chống thấm uy tín, chuyên nghiệp để giải quyết nỗi lo thấm dột cho công trình của bạn một cách hiệu quả và bền đẹp nhé!

Tags: #tinthitruong
Viết bình luận của bạn:
0965.946.943
popup

Số lượng:

Tổng tiền: